Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Sản phẩm truyền thống_đồng bạc xòe

Theo như tôi được biết thì đồng bạc cổ có từ rất lâu - Tận thời Pháp thuộc, cho đến tận bây giờ nó được coi như là một phương thuốc dùng để cứu chữa cho những người bị cảm.
Dưới đây là hình ảnh của một đồng bạc, theo tôi được biết thì hiện tại đồng bạc này có giá là 1.250.000 VNĐ / 1 đồng cổ thời Pháp (Tôi hiện nay đang giữ một đồng bạc)

Tác dụng to lớn của bạc

Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua "da". Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các "lỗ chân lông". Các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Khi đánh bằng Ag có 2 tác dụng:
- Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Ag và Hg là 2 kim loại phản ứng dễ dàng với S (do tạo thành hợp chất rất rất khó tan - đặc biệt là Hg). Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở lại.
- Ag có tác dụng diệt khuẩn. Chẳng thế mà từ thời thượng cổ người ta đã biết dùng các đồ bằng Ag như bát, đũa ... để đựng thức ăn.
- Dùng lòng trắng trứng có tác dụng: Khi đánh cảm, các lỗ chân lông giãn ra (do cọ sát). Khi đó cơ thể dễ bị khí độc xâm nhập hơn. Do đó dùng lòng trắng trứng để bịt các lỗ chân lông lại, ngăn không cho khí tiếp tục vào cơ thể kim loại.
Bạn luộc chín 1 quả trứng gà sau đó bóc bỏ vỏ, rồi tách đôi lòng trắng, bỏ lòng đỏ ra để ăn sau khi đã đánh gió. Lấy 1 khăn mùi xoa ( Khăn mỏng) đặt 1 nửa lòng trắng trứng lên ( Nếu có thì cho thêm 1 ít tóc rối, 1 ít gừng tươi đã bóc vỏ và đập dập nát ) sau đó đặt đồng bạc lên trên ( Có thể dùng các đồ trang sức bằng bạc như dây bạc, vòng bạc ...thay cho đồng bạc cũng được) rồi úp nửa lòng trắng còn lại lên trên cùng rồi túm lại ở phía trên để cầm bằng tay, nhúng chìm tất cả trong nước vvừa luộc trứng cho nóng đều lên , sau đó lấy ra, vắt chặt đuôi khăn cho hết nước và bắt đầu miết lần lượt từ trên đầu xuôi xuống gáy, lưng, bụng và tứ chi. Khi thấy giảm nóng thì lại ngâm tiếp như trên. Đánh 1 lúc mở ra lấy đồng bạc xem nếu bạn bị cảm nắng sẽ thấy đồng bạc có ánh vàng đỏ, nếu cảm gió sẽ thấy màu đen xám, nếu bạn khỏe thì đồng bạc hầu như không đổi màu đâu. Bạn dùng ít tro bếp cọ nhẹ ( hoặc cọ vào gót chân), đồng bạc sẽ sáng trở lại và lại tiếp tục đánh gió như trên, Lưu ý là phải đánh gió theo thứ tự xong phần đầu mới xuống lưng, xong lưng rồi đến bụng, xong bụng đến 2 tay và cuối cùng là 2 chân, Luôn đánh 1 chiều từ trên xuôi xuống, không miết theo chiều ngược lên ! Đánh gió xong thì bạn sẽ ăn phần lòng đỏ trứng gà để giữ dạ.

Vườn Quốc gia Ba Bể - Nạn phá rừng!

Vườn quốc gia Ba Bể vẫn đang bị thảm sát



Như bài và chùm ảnh "Xẻ thịt Vườn Quốc gia Ba Bể" (đăng ngày 1.4.2010) mà Lao Động đã phản ánh, rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên những cây gỗ nghiến của Vườn Quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn) bị thảm sát.
Vừa qua, Tổng cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm Việt Nam đã kiểm tra, triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại UBND tỉnh Bắc Cạn với nhận định tình hình phá rừng trên địa bàn, trong đó có VQG Ba Bể là hết sức nghiêm trọng...
Đầu tháng 9, theo sự chỉ dẫn của anh Triệu Văn H, người dân xã Quảng Khê, chúng tôi kỳ công vượt đèo dốc, có mặt ở khu rừng giữa hai cột mốc số 48 và 49, thuộc khu giáp ranh và vùng lõi của Vườn Quốc gia Ba Bể. Mới tới đầu thôn Bảm Lồm (xã Nam Cường), thấy có người lạ, một người dân địa phương bắt đầu kêu lên và hú vang khắp núi rừng rồi cứ thế nói cười lung tung như một người không bình thường. Anh H, người dẫn đường cho biết: “Ở đây không có sóng điện thoại nên mỗi khi thôn xuất hiện người lạ là họ hú lên báo cho những người trong rừng biết để trốn”.
Sau gần 60 phút đi bộ luồn lách theo các ngách đá tai mèo, trước mắt là cột mốc số 49 bằng ximăng đã bị lâm tặc đập nát bét. Mới qua cột mốc số 49 khoảng 200m là cả một thảm rừng hàng chục cây, toàn là gỗ nghiến cổ thụ đường kính từ 80cm - 1m50 bị lâm tặc dùng cưa máy cắt đổ ngổn ngang. Những thân cây dài tới gần 30 mét nằm sóng soài “phơi thây” theo sườn dốc, “gối” lên những hòn đá tai mèo rắn chắc.
Anh H tiếp tục dẫn chúng tôi đi sâu thêm vào gần cột mốc số 48, theo anh trong đó có rất nhiều cây nghiến 2 - 3 người ôm không xuể mới bị lâm tặc cưa đổ cách đây ít ngày nhưng chưa thấy xẻ. Tới nơi, cảnh tượng thật kinh hoàng, những gốc nghiến khổng lồ vẫn còn đang rỉ “máu”. Rừng nghiến vài trăm năm tuổi mọc trên núi đá đã bị “tử hình” la liệt.
Qua tìm hiểu được biết việc khai thác trái phép gỗ nghiến thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể diễn ra đã lâu. Hàng trăm cây gỗ nghiến đã “không cánh mà bay” ra khỏi Vườn Quốc gia Ba Bể. Liệu đó có phải là do kiểm lâm quản lý quá lỏng lẻo? Hay những hình phạt dành cho lâm tặc chưa đủ tính răn đe...?
Đem những câu đó ra hỏi ông Nguyễn Văn Quốc, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Quảng Khê, có nhiệm vụ bảo vệ rừng khu vực cột mốc số 48 và 49 của vườn thì nhận được lời phân trần: “Chúng tôi làm hết cách rồi nhưng vẫn chưa bắt được ai (thủ phạm phá rừng), chỉ thu được 4 - 5 chiếc cưa máy. Họ chặt xuống nhưng chưa xẻ, lại xẻ vào ban đêm nên rất khó bắt, chúng tôi vẫn đang tìm cách phục bắt. Chúng xẻ nhiều nhất vào cuối năm 2009, đầu năm 2010, cả vùng ven giáp ranh và vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt của vườn. Chúng tôi vẫn thường xuyên tuần tra, kiểm tra”.
5 tháng trôi qua, kể từ vụ việc mà Lao Động đã phản ánh về “Xẻ thịt Vườn Quốc gia Ba Bể” thì hiện tượng phá rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt không những không chấm dứt, mà nó còn bị đẩy lên đến “cao trào”, ở một địa bàn các xã khác, lại cũng là vùng lõi của vườn!

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Bản đồ vườn Quốc gia Ba Bể

Hội xuân Ba Bể

HỘI XUÂN BA BỂ
Các diễn viên: anh Thắng, Chị Vân_ xã Khang Ninh _năm 2011

Hồ Ba Bể trở thành Khu Ramsar thứ ba của Việt Nam

Hồ Ba Bể trở thành Khu Ramsar thứ ba của Việt Nam

ThienNhien.Net – Nhân Ngày Môi trường thế giới 05/6 và Năm quốc tế về rừng 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trao quyết định của UNESCO công nhận Ba Bể là Khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) thứ ba sau Xuân Thủy và Bàu Sấu.

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), thắng cảnh tuyệt vời (Ảnh: Chinhphu.vn)
Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Khu Ramsar Quốc gia Ba Bể có hồ rộng khoảng 500ha ở trên độ cao 178m so với mặt biển. Đây là hồ tự nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Với độ sâu trung bình từ 17 – 23m, có chỗ sâu nhất lên tới 29m, Ba Bể là khu du lịch sinh thái, văn hóa quan trọng trong vùng du lịch miền núi Ðông Bắc…
Nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch, danh thắng đặc sắc, độc đáo kỳ thú như hang Dơi, động Puông, động Nả Phoòng, động Thẳm Kít…, hồ Ba Bể là một khu bảo vệ độc đáo trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Hồ có các sinh cảnh nước ngọt rất đa dạng, là nơi có các quần thể của một số loài động vật rất quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và là nơi duy nhất ở Việt Nam ghi nhận một loài linh trưởng có vùng phân bố hẹp là voọc đen má trắng.
Việc Ba Bể được công nhận là Khu Ramsar đánh dấu một bước tiến của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước Ramsar nói riêng và trong các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.
Ngày 20/9/1988, Văn phòng Công ước Ramsar đã công nhận Xuân Thủy (Nam Định) là Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Qua đó, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia vào Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar – văn kiện được các nước tham gia ký tại Tp. Ramsar, Iran ngày 02/2/1971). 
Gần 20 năm sau, Bàu Sấu nằm trong Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai được công nhận là Khu Ramsar thứ hai vào ngày 04/8/2005.
Ngày 02/2/2011, Ba Bể được công nhận là Khu Ramsar thứ ba của Việt Nam do đáp ứng được 5/9 tiêu chí để được công nhận là Khu Ramsar.
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan thẩm quyền Ramsar tại Việt Nam sẽ tiếp tục đề cử Tràm Chim thành Khu Ramsar thứ tư của Việt Nam.

Khai thác tài nguyên đang “giết chết” Hồ Ba Bể?

Khai thác tài nguyên đang “giết chết” Hồ Ba Bể?

 - 3 hồ đã biến mất, 3 hồ còn lại đang bị bồi lấp chóng mặt; Khai thác quặng ngay trong vùng lõi Quốc gia, nước rửa quặng đổ thẳng xuống hồ Ba bể; những rừng nghiến bạt ngàn đang bị tàn phá... là những nguy cơ khiến Hồ Ba Bể, 1 trong 2 kỳ quan nổi tiếng nhất của miền Bắc biến mất...


 Ảnh minh họa
 Hồ Ba Bể - hòn ngọc xanh của Bắc Kạn đang có nguy cơ biến mất - ảnh: Tuệ Khanh

Trước sự kêu cứu của hàng trăm người dân sống quanh khu vực Hồ Ba Bể, chiều qua (26/4), Hội những người yêu Ba Bể đã tổ chức một buổi gặp mặt với báo chí để trao đổi về nguy cơ ô nhiễm, bồi lấp và có thể biến mất của Hồ Ba Bể, hòn ngọc xanh ở Bắc Kạn. Những hình ảnh, clip quay tại khu vực Hồ Ba Bể và Vườn Quốc gia Ba Bể đã khiến những người chứng kiến không khỏi đau xót, bàng hoàng.

Bàng hoàng, đau xót

 Ảnh minh họa
 Nhà thơ Dương Thuấn: Hồ Ba Bể đang chết dần trong hiện tại...
Chủ trì buổi gặp mặt, nhà thơ Dương Thuấn, Chủ tịch Hội đồng hương Bắc Kạn tại Hà Nội cho biết, trong mấy tháng qua, sau khi nhận được hàng chục lá đơn kêu cứu với hàng trăm chữ ký đại diện cho các gia đình của người dân các bản thuộc xã Quảng Bạch và xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), Hội Những người yêu ba Bể đã tổ chức một đoàn đến tìm hiểu và khảo sát thực tế tại các điểm khai thác quặng ở Pù Ô, Bản Cuôn, Bản Cuôn - Khau Slăm, mỏ đá trắng Thạch Anh thuộc xã Quảng Khê, huyện Ba Bể.

Đoàn cũng khảo sát 3 hồ đã bị bồi lấp hoàn toàn chỉ sau 40 năm, gồm hồ Pé Tàu (thuộc xã Cao Thượng), hồ Pé Vài và hồ Pé Nàn (thuộc xã Khang Ninh). Trước đây, ba hồ này về diện tích cũng không kém mấy so với hồ Ba Bể (bao gồm hồ Pé Lẩm, hồ Pé Lù và hồ Pé Lèng). Với 3 hồ còn lại thì theo khảo sát, hồ Pé lèng hiện đang bị bồi lấp tốc độ nhanh nhất, đã mất 1/3 diện tích trong 40 năm qua. Hồ Pé Lù cũng bị bồi lấp từ hai phía là con suối Bó Lù và suối Cốc Tốc.

“Sau khi tìm hiểu và thu thập các chứng cứ, dữ liệu, chúng tôi thấy rằng Hồ Ba Bể đang chết dần trong hiện tại” – nhà thơ Dương Thuấn nói. Một hình ảnh rõ ràng nhất của việc bồi lấp, đó là “Những bản làng, những ngôi nhà sàn xưa kia ngồi ngay sát cạnh hồ, con gái dệt cửi cho thể lấy mặt nước soi gương thì nay từ bản ra hồ phải đi qua bãi bồi rộng 4km” – ông Thuấn cho biết.

Trong khi đó, GS Phạm Vĩnh Cư, chủ tịch Hội những người yêu Ba Bể thì đau xót: Tất cả chúng ta từ khi học tiểu học đã biết nước ta phía Bắc có hai kỳ quan thiên nhiên, một là Vịnh Hạ Long và hai là Hồ Ba Bể. Năm 1994, lần đầu tiên tôi đến với Hồ Ba Bể sau khi đã đến khắp các hồ nổi tiếng trên thế giới, nhưng tôi đã bàng hoàng vì vẻ đẹp của Hồ Ba Bể. Đây thực sự là một viên ngọc sáng cần hết sức giữ gìn”. Tuy nhiên, trở lại đây sau 15 năm, ông đã thực sự đau xót khi thấy Hồ đang bị tàn phá, bị nhỏ đi, vơi đi. "Không thể không đau xót và phẫn uất vì điều này” - GS Phạm Vĩnh Cư thốt lên.

GS Chu Hảo thì ngậm ngùi: “Tôi trở lại Hồ Ba Bể với cảm xúc đau buồn chưa bao giờ thấy”. Sau khi tham gia đoàn khảo sát, GS Chu Hảo cho rằng, nếu tiếp tục chặt cây, khai thác “một cách dã man” như hiện nay thì chỉ vài chục năm nữa sẽ chẳng còn “viên ngọc quý” này nữa. Còn GS Đặng Hùng Võ thì kết luận: "Nếu chúng ta lên đến nơi vào thời điểm này, chỉ lần là một người tử tế thôi, cũng sẽ thấy đau xót".

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người đã lăn lộn tìm hiểu và viết rất nhiều bài về môi trường Vườn quốc gia Ba Bể cho biết, Hồ Ba Bể có 3 con suối cung cấp nước cho hồ thì nay đã bị vùi lấp đến mức khó tin. Khoảng 3-4km lòng hồ hiện đã trở thành các bãi bồi, chỉ là các con ngòi nhỏ. Rất nhiều vùng xưa là hồ thì nay đã là đất liền, trong đó 3 con hồ đã thực sự biến mất. Điều khó tin nhất mà nhà báo Doãn Hoàng cho biết, đó là hiện đã có một công ty được cấp phép khai thác quặng ngay tại vùng lõi của Vườn Quốc Gia Ba Bể, mà theo luật, đã là vùng lõi thì không bao giờ, không thứ gì được phép khai thác, kể cả việc hái nấm. Đó là chưa kể đến việc những rừng cây gỗ nghiến bạt ngàn đã bị chặt phá không thương tiếc. 
 Ảnh minh họa
 Khai thác tài nguyên tại Vườn Quốc gia Ba Bể - điều khiến những ai chỉ cần tử tế cũng cảm thấy đau lòng

Hệ thống quản lý đang vô thức hay vô cảm?


 Ảnh minh họa
GS Đặng Hùng Võ: Hệ thống chính quyền ở đây đang vô thức hay vô cảm?
Tham dự buổi gặp mặt báo chí, và cũng là người trực tiếp tham gia đoàn khảo sát, GS Đặng Hùng Võ mở đầu: Nếu chỉ nghe nói, nếu chưa lên đến Hồ Ba Bể thì không thể nghĩ tại sao người ta có thể làm như thế… “Hệ thống quản lý ở đây đang vô thức (không biết gì), hay vô cảm (không cảm thấy gì) trước tình trạng khai thác tài nguyên ở đây” – ông Võ nói.

Theo quan điểm của GS Đặng Hùng Võ, muốn giàu thì phải đánh đổi, đó là lẽ đương nhiên, tuy nhiên, phải biết đánh đổi cái gì lấy cái gì, chứ không ai đi lấy cái quý giá nhất ra đánh đổi “và ở đây là một sự đánh đổi rất vớ vẩn” – ông Võ nhấn mạnh.

GS Đặng Hùng Võ cho biết, quá trình khảo sát cho thấy toàn bộ chất thải của việc khai thác và rửa quặng hiện đang dẫn thẳng vào Hồ Ba Bể. Ông Võ đánh giá, sự cho phép khai thác mỏ trong khu vực này là một việc không bình thường. “Việc Bắc Kạn mang cái quý giá nhất ra đánh đổi chắc chắn phải có một cấp nào đó mắc sai sót. Nhưng tôi khẳng định, Bộ TN&MT ít nhất cũng sai trong việc kiểm tra thực thi những quy định hành chính, bởi vì khi báo chí đã nêu, thì ít nhất Bộ TN&MT đã phải vào cuộc, yêu cầu kiểm tra.” - GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

GS Đặng Hùng Võ cũng phân tích về việc khai thác tài nguyên ở đây đang làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số của vùng này. “Nếu muốn làm kinh tế, Bắc Kạn có thể làm cách khác, như du lịch hoặc lâm sản, chứ không phải chuyển mình bất chấp sự hủy hoại môi trường. Nếu Bắc Kạn chấp nhận phát triển bằng cách bán tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì có nghĩa là chúng ta đang ăn quỵt môi trường. Không ai ăn quỵt được môi trường cả. Nếu chúng ta vay của môi trường một đồng hôm nay thì chúng ta sẽ phải trả gấp 1000 lần trong tương lai, trả một cách khó khăn, nhọc nhằn hơn nhiều” – GS Đặng Hùng Võ phân tích.

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo, nhà thơ Dương Thuấn cho biết, hiện Hội những người yêu Ba Bể đang chuẩn bị hồ sơ, trong đó có đầy đủ các số liệu về sự bồi lấp, tình hình khai thác quặng… “khi đầy đủ sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ, đề nghị có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác như hiện nay. Hãy bảo vệ những gì còn có thể bảo vệ được” – ông Thuấn nói.

Một số hình ảnh do đoàn khảo sát ghi lại:
 Ảnh minh họa
Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể không còn bình yên...
 Ảnh minh họa
 Đoàn khảo sát đang đứng cạnh những dãy núi, xưa mênh mông là rừng thì nay bị tàn phá tan hoang
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
 Khai thác mỏ đang làm môi trường Ba Bể bị ô nhiễm nghiêm trọng
 Ảnh minh họa
Những cây gỗ nghiến to mấy người ôm trong vườn Quốc gia Ba Bể từng bị chặt phá tan nát